Khai quật cung điện của cháu trai Thành Cát Tư Hãn?
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra tàn tích của một cung điện cổ có thể thuộc về cháu trai của Thành Cát Tư Hãn là Húc Liệt Ngột ở huyện Çaldıran của tỉnh Van phía đông Thổ Nhĩ Kỳ. Các cuộc khai quật tại địa điểm này hiện đang được tiến hành.
Trong khi cung điện được đề cập chưa được xác định chắc chắn là nơi ở của Húc Liệt Ngột đã mất, nhóm khai quật, dẫn đầu bởi Ersel Çağlıtütuncigil thuộc Khoa Khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ - Hồi giáo của Đại học Izmir Katip Çelebi, đã khai quật được những mảnh gốm tráng men ba màu và gốm, sứ, gạch cùng mái ngói tráng men.
Khai quật cung điện của cháu trai Thành Cát Tư Hãn?
Munkhtulga Rinchinkhorol, một nhà khảo cổ học của Học viện Khoa học Mông Cổ đang làm việc trong quá trình khai quật nói với Live Science rằng, các biểu tượng giống như "chữ S trên mảnh ngói" còn được gọi là hoa văn svastika hoặc tamga. Đây là một trong những biểu tượng sức mạnh của Mông Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn trị vì. Trong khi đó, các ghi chép lịch sử từ những năm 1260 nêu chi tiết việc xây dựng cung điện mùa hè của Húc Liệt Ngột ở Çaldıran, nhưng chúng không nêu rõ địa điểm chính xác. Người ta cho rằng cung điện được phát hiện có thể là cung điện trong truyền thuyết này.
Dựa trên sự kết hợp của các hiện vật được tìm thấy và hồ sơ lịch sử, các nhà nghiên cứu làm việc tại Tổng cục Di sản Văn hóa và Bảo tàng của Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng đây có thể là di tích kiến trúc đầu tiên được biết đến có niên đại Ilkhanate.
"Không có di sản Ilkhanid nào được gặp cho đến bây giờ. Nghiên cứu này là lần đầu tiên", Çağlıtütuncigil nói với Daily Sabah, một tờ báo của Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc khai quật bổ sung là cần thiết để xác định xem liệu cấu trúc có thể gắn liền với Thành Cát Tư Hãn hay không. Một báo cáo cụ thể về nghiên cứu này sẽ được soạn thảo.
Húc Liệt Ngột là một nhà cai trị Mông Cổ sống từ khoảng năm 1217 đến năm 1265 CN. Ông được biết đến với những chuyến chinh phạt quân sự thành công khắp Trung Đông, bao gồm cả việc phá hủy phần lớn thành phố Baghdad vào năm 1258.
Sau cái chết của một người cháu khác là Mông Kha, Đế chế Mông Cổ tan rã vào năm 1259. Sau đó, Húc Liệt Ngột lãnh đạo một Đế chế Mông Cổ nhỏ hơn gọi là Nhà nước Ilkhanate, nơi mà vào thời kỳ đỉnh cao của nó bao gồm lãnh thổ ở Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Dagestan ngày nay, Georgia, Iran, Iraq, Pakistan, Syria, Tajikistan, Turkmenistan và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Ilkhanate sụp đổ ngay sau đó vào đầu thế kỷ 14 với phần còn lại cuối cùng bị phá hủy vào năm 1357.
No comments