Phim lỗ hàng trăm triệu USD, thương hiệu Disney xuống dốc - Nối Mi Lan Anh

Breaking News

Phim lỗ hàng trăm triệu USD, thương hiệu Disney xuống dốc

The Little Mermaid do Disney phát hành gây tranh cãi - Ảnh: Disney

The Little Mermaid do Disney phát hành gây tranh cãi – Ảnh: Disney

Những bộ phim do hãng Disney sản xuất từng rất được yêu thích và đem về doanh thu lớn, khẳng định vị thế của thương hiệu hàng đầu. Tuy nhiên thời gian gần đây chứng kiến sự xuống dốc của các tác phẩm do Disney đầu tư.

Sau The Lion King năm 2019 thu về 1,6 tỉ USD, Disney bắt đầu chuỗi thất bại liên tiếp khi các dự án được đầu tư lớn của hãng đều gặp khó khăn ở phòng vé.

Ngân sách làm phim Disney quá lớn

Trong hai năm 2022 và 2023, Disney nhận thất bại liên tiếp từ thể loại sở trường là phim hoạt hình như Strange World (2022), Lightyear (2022) đến Elemental – phim Pixar có doanh thu mở màn tệ nhất (29,6 triệu USD) và Indiana Jones and the Dial of Destiny – thuộc top phim được đầu tư nhất lịch sử Hollywood, nhưng chỉ thu 130 triệu USD toàn cầu sau 3 ngày công chiếu.

Phim hoạt hình Strange World (2022) mở màn chuỗi thất bại của Disney gần đây - Ảnh: DISNEY

Phim hoạt hình Strange World (2022) mở màn chuỗi thất bại của Disney gần đây – Ảnh: DISNEY

The Little Mermaid có doanh thu khả quan hơn, giúp Disney hòa vốn. Song về mặt truyền thông, phim nhận nhiều ý kiến trái chiều, gây tranh cãi về vấn đề phân biệt chủng tộc khi chọn diễn viên da màu đóng chính, đồng thời câu chuyện không thay đổi nhiều so với phiên bản hoạt hình gốc.

Theo Variety, vấn đề cốt lõi của Disney nằm ở câu chuyện kinh phí. Mọi phim của hãng đều yêu cầu ngân sách sản xuất ít nhất 200 triệu USD, cộng với chi phí tiếp thị khoảng 100 triệu USD, dẫn đến việc gặp khó khăn trong thu hồi vốn ở phòng vé.

Trong quá khứ, những khoản ngân sách đó được coi là hợp lý khi các bộ phim từ hãng vượt mốc 1 tỉ USD trên toàn thế giới dễ dàng.

Tuy nhiên trong bối cảnh phòng vé hiện nay, khi thị hiếu khán giả thay đổi và những ảnh hưởng về kinh tế sau đại dịch COVID-19, các tác phẩm bom tấn chịu nhiều rủi ro cao khi ra rạp. Đây là ảnh hưởng chung không chỉ với Disney mà còn với nhiều thương hiệu hãng phim nổi tiếng khác.

Frozen 2 từng là dự án hoạt hình gây tiếng vang lớn của Disney năm 2019 - Ảnh: Disney

Frozen 2 từng là dự án hoạt hình gây tiếng vang lớn của Disney năm 2019 – Ảnh: Disney

Variety phân tích thêm về những thị trường trước đây được coi là “miếng bánh dễ ăn” của Disney như Trung Quốc và Nga.

Khán giả Trung Quốc không còn ưa chuộng phim từ phương Tây, trong khi thị trường ở Nga đã bị rút khỏi bản đồ kinh doanh vì vấn đề chính trị. Điều này khiến doanh thu phòng vé quốc tế sụt giảm lớn và Disney phải gánh chịu tổn thất.

Nhà phân tích Jeff Bock của Exhibitor Relations cho biết: “Giờ đây, việc phát hành một bộ phim toàn cầu trở nên khó khăn hơn bao giờ hết vì bối cảnh quốc tế đã thay đổi”.

Ngoài ra sự lên ngôi của các nền tảng xem phim trực tuyến khiến khán giả không còn mặn mà ra rạp.

Lúc trước, với Avengers: Endgame, khán giả có thể đến rạp để xem lại bộ phim được đầu tư hoành tráng nhiều lần.

Nhưng giờ đây, họ không cần phải thực hiện việc di chuyển vừa tốn kém vừa mất thời gian nữa. Khán giả có thể đợi vài tháng (hoặc ít hơn) để một bộ phim được phát trực tuyến và thỏa mãn nhu cầu giải trí ngay tại nhà.

Neil Macker, nhà phân tích cổ phiếu cấp cao của Morningstar Research Services, cho biết: “Ngành kinh doanh phim chiếu rạp đã sa sút trong một thời gian và đại dịch góp phần đẩy nhanh điều đó”.

Kịch bản cũ kỹ, nhàm chán

Một lý do khác khiến phim Disney không tạo được sức ảnh hưởng như trước, là kịch bản. Theo Deadline, Indiana Jones and the Dial of Destiny có doanh thu kém khả quan do không tạo được sự mới mẻ trong cách xây dựng câu chuyện.

Chuyên gia phân tích Anthony D’Alessandro nhận xét đội ngũ thực hiện phim không cho thấy bất cứ nỗ lực nào để cải tiến tác phẩm và tạo sức hút với khán giả trẻ, trong khi nhân vật Indiana Jones thì già đi theo năm tháng.

Indiana Jones and the Dial of Destiny chật vật tại phòng vé - Ảnh: Disney

Indiana Jones and the Dial of Destiny chật vật tại phòng vé – Ảnh: Disney

Bộ phim dường như được làm ra để phục vụ cho những người hâm mộ trên 50 tuổi, vốn đã theo dõi thương hiệu từ những ngày đầu. Theo báo cáo của Disney, chỉ có 42% khán giả dưới 35 tuổi xem phần phim mới nhất và cũng là cuối cùng của thương hiệu.

Tương tự là trường hợp Elemental. Phim sở hữu ý tưởng không mới, gợi nhớ Inside Out (2015) khi cả hai đều nhân hóa các yếu tố quen thuộc, biến chúng thành những sinh vật có đa dạng cảm xúc như con người.

Kịch bản cũng đi vào lối mòn, dễ đoán trước phần kết khi chọn mô típ bộ đôi có tính cách trái ngược, trải qua nhiều khó khăn, thử thách, sự phản đối của gia đình trước khi đến được với nhau. Câu chuyện “oan gia ngõ hẹp” dần nảy sinh tình cảm rồi về chung một nhà vốn là “đặc sản” của thể loại phim rom-com.

Elemental có kịch bản dễ đoán - Ảnh: Disney

Elemental có kịch bản dễ đoán – Ảnh: Disney

Elemental có mức kinh phí sản xuất lên đến 200 triệu USD, sở hữu hình ảnh mãn nhãn với màu sắc rực rỡ, phim vẫn thất bại doanh thu khi ra rạp.

Sự xuất hiện của Indiana Jones and the Dial of Destiny, Elemental và trước đó là Lightyear cho thấy Disney đang rơi vào tình trạng cạn kiệt ý tưởng, thường xuyên lặp lại chính mình và dần tụt lại phía sau trong cuộc đua phòng vé.

No comments

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Mat | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong